K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

12 tháng 2

Một hoạt động thường xuyên được tổ chức nhằm khuyến khích học sinh tập luyện thể dục thể thao đó là hội thi hội khỏe Phù Đổng. Đây là một cuộc thi mang nhiều ý nghĩa nhân văn. Đồng thời giáo dục lòng yêu nước đối với thế hệ trẻ. Hội khỏe Phù Đổng là đại hội thể dục, thể thao trong nhà trường phổ thông dành cho học sinh Việt Nam do ngành giáo dục Việt Nam tổ chức. Tên gọi của hội thi có ý nghĩa rất lớn. Phù Đổng chính là tên gọi của một trong 31 xã thuộc huyện Gia Lâm thành phố Hà Nội. Phù Đổng nằm trong khu quần tụ của người Việt cổ thuở Vua Hùng dựng nước. Ngày nay tên gọi Phù Đổng gắn liền với truyền thuyết người anh hùng nào Thánh Gióng lừng lẫy, người có công đầu tiên giúp Vua Hùng đánh bại quân xâm lược nhà Ân. Hội khỏe Phù Đổng ra đời với mong muốn là hội thi biểu dương sức khỏe, lấy ý nghĩa từ truyền thuyết đánh giặc ngoại xâm của Thánh Gióng, một người có sức mạnh phi thường, lớn nhanh như thổi, vùng dậy vươn vai đã trở thành tráng sĩ cưỡi ngựa sắt, cầm roi sắt, mặc áo giáp sắt. Các trận đánh giặc dù quân giặc cỏ đông đến đâu cũng không hề khiếp sợ. Và làng Phù Đổng cũng chính là quê hương của Thánh Gióng. Đồng thời hội thi cũng giáo dục về lòng yêu nước, ý thức bảo vệ quốc gia cho thế hệ trẻ. Đồng thời khuyến khích thế hệ thanh thiếu niên rèn luyện sức khỏe. Trong kỳ thi này có rất nhiều bộ môn thể thao được thi đấu như bóng đá, bóng rổ, bóng chuyền, bơi lội, cầu lông, đá cầu..... Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc được tổ chức 4 năm một lần. Cấp khu vực được tổ chức 4 năm một lần, cấp tỉnh tổ chức hai năm một lần, cấp huyện tổ chức hai năm một lần, cấp trường tổ chức mỗi năm một lần. Vì vậy trong 12 năm học học sinh Việt Nam chỉ có thể tham gia tối đa ba Kỳ Hội khỏe Phù Đổng cấp quốc gia và các khu vực 6 kỳ hội khỏe Phù Đổng cấp tỉnh và cấp huyện. Hội khỏe phù đổng được tổ chức để góp phần duy trì và đẩy mạnh của vận động toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại. Thường xuyên tập luyện và thi đấu các môn thể thao cho học sinh phổ thông để nâng cao sức khỏe, phát triển thể chất toàn diện cho học sinh. Hội thi này được tổ chức để phát hiện, bồi dưỡng và đào tạo những tài năng thể dục, thể thao cho đất nước, tổng kết đánh giá công tác giáo dục thể chất và hoạt động thể thao trong các trường học. Hội khỏe Phù Đổng là một hội thi rất có ý nghĩa đối với thế hệ học sinh. Hội khỏe Phù Đổng ra đời đã giúp nâng cao tinh thần yêu nước, đồng thời khuyến khích việc tập thể dục thể thao cho đối tượng là học sinh trong các nhà trường

27 tháng 12 2017

Trong gia đình em mỗi người có một công việc khác nhau. Mỗi một nghề lại có những khó khăn, vất vả cùng những niềm vui riêng nhưng em thích nhất là nghề giáo viên của chị gái em- chị Giang. Chị Giang năm nay 24 tuổi, chị đã đi dạy ở trường cấp một được ba năm rồi. Mỗi ngày về nhà chị lại kể cho cả gia đình nghe về công việc của chị, tuy vất vả nhưng em biết chị vẫn rất yêu công việc của mình và cũng hi sinh rất nhiều cho công việc. 

Chị Giang hiện nay là giáo viên dạy lớp một. Công việc của chị là việc rèn luyện những cho những em nhỏ có những nếp học thật đúng và đặt những viên gạch đầu tiên cho sự nghiệp học tập của mình. Ai cũng bảo chị Giang là người có rất nhiều những tố chất của nghề giáo viên. Những ngày còn nhỏ, chị vẫn luôn thích kèm cặp các em học bài và soạn bài đầy đủ trước khi tới lớp thay cho bố mẹ. Có những hôm gặp những bài tập khó, chị lại tập trung xem đề bài và giảng giải cho em bằng cách nào dễ hiểu nhất. Ngày được đi làm chị vui lắm, cứ kể cho mọi người những công việc của chị cùng niềm vui mà chị đang được cảm nhận. Mỗi ngày chị lại tới lớp thật sớm và viết những đề mục lên trên bảng cho các em nhỏ của mình được nhìn trước khi vào lớp. Sắp tới giờ vào học, chị lại đứng ở cửa lớp để nhận các em từ tay những phụ huynh. Trong giờ học, chị lại cầm tay các em nắn nót từng nét chữ một, từng nét sổ, đường cong một cách nhẫn nại. Chị bảo các em học sinh lớp một là những đứa trẻ nhỏ bé và dễ bị tổn thương nhất. 

Do đó nếu mà mình không nhẹ nhàng mà cứ mắng các em sẽ làm chúng sợ và có những áp lực tâm lí, sau này sẽ ảnh hưởng không tốt. chính bởi vì vậy mà có những em học sinh yếu hẳn so với lớp, chị cho lên ngồi cạnh chị và cẩn thận chỉ bảo lại. Có những hôm chị bảo phụ huynh đưa những em nhỏ ấy tới nhà mình để dạy thêm cho các em. Chị nói rằng mỗi khi nhìn thấy những em nhỏ của mình có những tiến bọ trong học tập là chị hạnh phúc lắm bởi chị biết khi ấy công sức của mình đã có những kết quả tốt. Nhìn chị nở nụ cười tươi tắn, hàm răng trắng ngần mà em cũng cảm thấy mình thật hạnh phúc khi có một người chị như chị. 

Nhờ có chị Giang mà em cảm thấy thật hạnh phúc biết nhường nào. Những lời nói hay hành động của chị đều là những tấm gương cho em học tập và noi theo. Và cùng từ lúc nào em cũng thấy yêu nghề dạy học của chị. Em cũng rất mong được làm một người giáo viên như chị để có thể dạy được nhiều em nhỏ hơn.

27 tháng 12 2017

Mẹ em thường tự mình cắt may quần áo cho cả nhà. Đầu năm học, mẹ may cho em chiếc áo sơ mi mới. Hôm mẹ may áo cho em, em quấn quýt bên mẹ xem mẹ ráp áo.

Mẹ em còn trẻ, năm nay chỉ mới ba mươi lăm tuổi. Mẹ có làn da trắng mịn, mắt to, sống mũi thẳng. Dáng mẹ ngồi ở bàn máy may rất chuyên nghiệp vì tuy không phải là thợ may nhưng mẹ em may đồ rất đẹp. Làm việc ở nhà nên mẹ em hay mặc đồ ngắn, áo sát nách và tóc vấn cao cho mát.

Từ những hôm trước, mẹ đã cắt áo rồi đem đi vắt xổ. Những mảnh vải của thân áo được vuốt phẳng, em chờ đợi mẹ ráp thành áo. Mẹ đeo kính vào rồi mở thùng máy may, mẹ xỏ chỉ vào kim, lắp chỉ ổ thuyền xong mẹ may thử một đường trên mảnh vải vụn. Xong đâu đấy mẹ lấy thân áo ra, giữ thẳng, xem kĩ mặt trái, mặt phải của vải rồi xếp hai thân áo chồng khít lên nhau. Đưa mảnh vải vào chân vịt máy may, mẹ điều chỉnh cần lại mối rồi đạp nhè nhẹ bàn đạp, tay giữ mảnh vải, mắt mẹ theo dõi thân áo đang chạy qua chạy lại dưới chấn vịt máy may. Một tay mẹ giữ mảnh vải, một tay mẹ giữ cần lại mối chỉ của máy may. Cặp kính mẹ đeo trễ xuống sống mũi. Mẹ may ba mảnh của thân áo lại ở chỗ đường ráp vai áo. Cúi nhìn đường chỉ thẳng tắpđều đều, mẹ gật gù: “Cái máy may này may đường chỉ sắc sảo, đẹp thật đó con.” Tiếp theo, mẹ ráp hai tay áo vào thân áo. Lộn chiếc áo ra mặtphải, mẹ cho máy chạy chỉ chần tay áo và sườn áo. Mẹ đo độ rộng của áo rồi cắt lá cổ. Mẹ ủi cổ áo dính vào keo lót rồi ráp cố áo. Mẹ khéo léo nốì ráp cổ áo, lộn phải một cách thành thạo rồi là phẳng cổ áo một lần nữa. Bàn tay thon dài của mẹ vuốt sát mép vải, mắt mẹ nheo nheo sau làn kính trắng. Mẹ cười thích thú, gò má mẹ hồng lên, mắt mẹ sáng long lanh: “Ngày mốt là con mặc áo mới thôi vì mẹ còn đơm khuy và giặt sạch áo.” Nói đoạn, mẹ đưa áo vào chân vịt, may túi áo, lai áo. Thế là chiếc áo đã hoàn tất.

Dù thời gian eo hẹp, mẹ vẫn thu xếp để may áo cho em. Nhìn mẹ vui sướng khi ráp xong áo, mẹ đẹp lên vì nét rạng rỡ làm sáng bừng khuôn mặt, em thấy thật vui. Em ngắm nhìn chiếc áo, lòng đầy tự hào vì mẹ em rất giỏi, làm gì cũng đẹp và gọn gàng.

Em rất thích xem mẹ làm việc. Không chỉ thích xem mẹ may áo, em còn thích giúp mẹ làm những việc vặt trong nhà. Niềm vui của mẹ khi may áo cho em lắng đọng trong tim em tình yêu dạt dào của mẹ. Đó là máu thịt nuôi em khôn lớn, là hành trang cho em bước vào đời một cách vững chắc, tự tin.

BÀI LÀM 2

(Tả bố em đang làm vườn)

Chiều mát, bố em thường ra vườn chăm sóc cây. Cây ăn quả bố trồng đang đơm hoa, kết trái. Em lăng xăng theo bố để xem bố làm vườn.

Bố em tuổi đã tứ tuần nhưng khoẻ mạnh và hăm hở làm vườn như một chàng lực điện tuổi mới đôi mươi. Tóc bố còn đen nhánh, chưa có sợi tóc bạc nào. Tóc bố cắt ngắn, gọn gàng. Khuôn mặt chữ điền của bố rạng rỡ vì niềm yêu thích mảnh vườn con. Mắt bố to và đẹp, sáng long lanh niềm hăng hái lao động. Bàn tay bố to, cánh tay rắn chắc, nổi cuồn cuộn bắp thịt. Chiều nay bố bón phân, tưới nước cho cây. Nhân đó, bố gieo hạt cải. Bố mặc quần cộc, áo sơ mi cũ ngắn tay đã bạc màu rồi xách cái cuốc đi ra vườn không quên dặn em mang túi phân NPK theo.

Bố xách nước tưới vào gốc cây và rắc phân NPK xuống đất, cách gốc cây cỡ hai mươi xăng-ti-mét. Bố cuốc đất vun tròn xung quanh gốc rồi tưới nước lần thứ hai cho đất vừa thấm. Xong việc bón phân cho cây, bố vác cuốc ra khoảng đất trống. Chỗ ấy, bố đã cuốc lật từ mấy hôm trước nên bây giờ bố chỉ cần dùng cuốc băm và đập cho tơi đất. Tay bố vung lên hạ xuống theo nhịp cuốc rồi trở cán cuốc đập cho đất tơi nhuyễn. Bàn tay bố nắm chặt cán cuốc đưa lên hạ xuống nhịp nhàng, bắp tay của bố nối vồng lên. Bố vừa cuốc vừa đi giật lùi một lúc thì luống đất đã được băm tơi xốp. Bố dùng cái cào để cào cỏ ra. Em lấy kihốt cỏ đổ vào hố rác rồi vội vàng chạy lại xem bố gieo hạt cải. Bố mở gói hạt cải, khéo léo rắc đều lên luống đất. Sau đó, bố dùng bình hoa tưới nước lên luống đất. Bố tưới nhẹ và vừa đủ ẩm cho hạt cải nảy mầm, lên lá. Bố xoa hai tay vào nhau khoan khoái nói: “Thế là xong, vài hôm là có cải non ăn rồi con ạ!”. Em vâng dạ rồi phụ bố thu dọn thùng tưới, cuốc, ki vào nhà. Chiều chủ nhật trôi qua êm ả, dễ chịu.

Bố em đi làm suốt tuần nhưng vẫn tranh thủ những ngày nghỉ để trồng rau, chăm sóc vườn. Bố bảo đó là cái thú vui lành mạnh, tập thể dục nhẹ nhàng. Lao động trí óc ở công sở căng thẳng, bố em xem việc trồng cây là thú vui. Em sẽ giúp bố tưới nước và bắt sâu cho cải. Có luống rau sạch tự trồng, nhà em có rau ngon để ăn và có dịp để cả nhà vui vẻ lao động.

BÀI LÀM 3

(Tả ông em đang đọc báo)

Ông em là người say mê sách báo. Ông có một tủ sách lớn chiếm gần hết một bức tường phòng làm việc chung của gia đình. Sáng nào, ông em cũng đọc báo.

Ông em đã bảy mươi tuổi nhưng vẫn còn phong độ, khoẻ mạnh lắm. Da ông hồng hào dù có nhiều nếp nhăn đùn lại ở đuôi mắt, khoé miệng. Tóc ông đã có nhiều sợi bạc và dù đã già, làn tóc xoăn tự nhiên của ông vẫn gọợn sóng, rũ loà xoà xuống vầng trán rộng. Tia mắt ông  ấm áp, vui vẻ, có chút dí dỏm, trào lộng nên nhìn cứ như mắt biết cười. Lông mày ông to như con tằm, hơi cong cong làm cho đôi mắt của ông dịu dàng hẳn đi.

Buổi sáng mát mẻ dễ chịu. Ông tập thể dục, ăn sáng xong là ngồi vào ghế tựa đọc báo. Báo ông đọc là báo Công an Thành phố. Ông đeo kính vào, chăm chú xem trang bìa rồi bắt đầu đọc từng trang bên trong. Thỉnh thoảng, đôi kính trắng trễ xuống mũi, ông lại lấy ngón tay trỏ đẩy kính lên. Ông đưa mắt xem hình minh hoạ của các báo, gật gù biểu đồng tình. Khi ông đọc báo, phòng làm việc phải được giữ yên lặng. Chúng em vào phòng phải đi nhẹ nhàng, rón rén. Ông đọc hết từng trang báo, có lúc đọc nhanh phía sau, có lúc gật gù, có lúc chặc lưỡi lắc đầu. Khi ông đọc báo xong, ông để tờ báo lên bàn rồi nói với cả nhà: “Hôm nay, báo có nhiều tin hay đấy. Ông để báo trên bàn. Hồi nào các con thích xem thì xem nhé!”. Đáp lại lời ông thường lệ là mẹ thưa: “Dạ, con cảm ơn ba.”.

Ông vui vẻ đi ra hiên nhà ngắm mấy chậu hoa cảnh. Nắng lên cao một chút chiếu sáng loá mái tóc bạc của ông. Giữa những chậu cảnh, ông em ung dung, thư thái làm sao!

Đọc báo là thói quen tốt. Đọc báo hằng ngày giúp em cập nhật trông tin về nhiều mặt. Ở gia đình em, sau khi ông em đọc báo xong đến ba mẹ em đọc, sau rốt là hai anh em em. Ông em thích đọc báo và em cũng thích ngắm ông lúc ông đọc báo. Em yêu ông thật nhiều và mong ông khoẻ, sống lâu trăm tuổi. Lúc ấyông già nhiều đi, em sẽ đọc báo cho ông nghe.

BÀI LÀM 4

(Tả anh trai em đang học bài)

Mẹ sinh hai anh em em cách nhau đến mười tuổi nên khi em học lớp năm thì anh trai em đã học năm thức ba trường Đại học Bách Khoa Thành phố Hồ Chí Minh. Mỗi kì nghỉ hè, anh em đều mang nhiều tài liệu ôn thi, tự học về. Anh em là người chăm học. Gần như hình ảnh chăm chỉ học tập của anh in sâu vào tâm trí em.

Sách của anh em rất nhiều, tài liệu các môn học quyển nào quyển nấy dày cộm. Cơm nước xong, anh ngồi chơi với cả nhà một lát rồi ngồi vào bàn học bài. Anh bật đèn bàn và mở máy vi tính. Dáng anh gầy gầy nghiêng mình trên bàn phím. Những sợi tóc mai loà xoà trước trán nên anh thường lấy tay hất tóc lên. Anh em có cái nhìn tư lự nhưng cương quyết. Hình như anh lúc nào cũng bận suy nghĩ về cách giải toán. Dưới vầng trán rộng, đôi mắt của anh đưa đi đưa lại theo dõi màn hình. Ánh đèn bàn chiếu sáng sống mũi cao, bè bè của anh, soi rõ đôi môi hình trái tim xinh xinh của anh. Anh tập trung học tập, lúc thì gõ phím, lúc dùng bút ghi chép, gạch xoá, tính toán. Ánh sáng của màn hình thay đổi theo nhịp gõ phím, tay anh thoăn thoắt lướt trên bàn phím. Công nghệ phần mềm là ngành mà anh theo học, là môn học mà anh yêu thích nhất, cũng là môn anh giỏi nhất trong tất cả các môn. Những ngón tay thon dài của anh lướt trên bàn phím, tiếng lốc cốc vang lên theo nhịp gõ nghe to hơn trong không gian yên tĩnh của căn nhà. Ngồi học chăm chú trong hai giờ liền, anh đứng dậy vươn vai cho đỡ mỏi rồi đi ra hàng hiên hóng mát.Nghỉ ngơi một chút cho đỡ mỏi mắt, anh lại ngồi vào bàn. Dáng anh cần mẫn, chăm chỉ như chú ong thợ xây tổ. Anh đang xây từng viên gạch kiến thức cho mình để đủ năng lực phục vụ ngành Công nghệ thông tin mai sau.

Anh em cần cù học tập là tấm gương tốt để em noi theo. Trong bao nhiêu thăng trầm của gia đình, sự siêng năng học tập của anh chính làniềm an ủi của ba mẹ em. Anh thường tâm sự với em: “Bất cứ giá nào, anh phải đạt được ý nguyện: tốt nghiệp ra trường với bằng kĩ sư giỏi.”. Lời anh nói cùng chính là lời khuyên nhủ em học tập. Em hứa sẽ noi gương anh học tập giỏi, chuyên cần.

BÀI LÀM 5

(Tả mẹ em đang nấu ăn)

Chủ nhật hàng tuần, mẹ thường nấu một món ngon cho cả nhà thưởng thức. Phụ mẹ làm bếp, em được ngắm mẹ lúc mẹ nấu ăn.

Mẹ em còn trẻ, chỉ mới ba mươi lăm tuổi. Hôm nay, mẹ mặc bộ đồ ngắn màu hồng nhạt rất xinh. Tóc mẹ vấn cao, búi gọn trong cái kẹp lưới có gắn nơ màu đen. Một lọn tóc mai gợn sóng loăn xoăn bên mái tóc mẹ làm mẹ thêm duyên dáng. Mẹ rửa sạch tay rồi bắt đầu nấu ăn.

Trước tiên, mẹ thái thịt ra từng mẩu nhỏ bằng con cờ rồi ướp gia vị cho thấm. Bàn tay thon dài của mẹ gọt, cắt, tỉa rau củ thành hình hoa, hình bướm. Mẹ hầm thịt trước rồi làm sốt cà chua. Gò má mẹ hồng lên vì hơi nóng của bếp. Mắt mẹ sáng long lanh, vui vẻ. Mẹ mỉm cười, tươi như hoa bảo em: “Trưa nay, mình ăn bánh mì ra-gu, một món ăn Tây đã Việt hoá.”. Mẹ vừa làm vừa giảng giải cho em cách ướp thịt. Trong lúc chờ thịt hầm mềm, em phụ mẹ nhặt rau sống. Từng lá nhỏ sau khi được ngâm trong nước rửa rau quả. Rửa rau lại bằng nước sạch kĩ lưỡng, mẹ quay rau cho khô nước rồi bảo em bày bàn ăn. Thịt trên bếp đã mềm, mùi thơm bốc lên thật hấp dẫn. Mẹ nêm nếm rồi gật gù: “Hầm với rau củ là vừa ăn.”. Tay mẹ trút chảo sốt cà chua vào thịt, mắt theo dõi váng cà chua nổi lên mặt nước hầm. Nồi thịt sôi vài dạo, mẹ bỏ rau củ vào tiếp và bảo em: “Con bày tô chén và bánh mì là vừa lúc đó.”. Mẹ vặn nhỏ lửa cho ra-gu sôi nhẹ và bày rau sống ra đĩa. Đĩa rau mẹ bày đẹp như đoá hoa xanh biếc có nhụy là màu trắng hơi xanh của dưa leo. Mẹ thăm chừng nồi ra-gu, mẹ xắn một mẩu khoai tây rồi tắt bếp. Món ăn mẹ nấu được múc ra tô chờ cả nhà. Em đi lên nhà mời ông và bố ăn trưa. Ra-gu mẹ nấu ngon thật. Mẹ làm bếp khéo ghê.

Bữa ăn gia đình đầm ấm, vui tươi là hạnh phúc của cả nhà. Mẹ em nấu ăn ngon nên cả nhà em thích ăn thức ăn do mẹ nấu hơn ăn ở nhà hàng. Thỉnh thoảng, để mẹ có thời gian dạo phố, nghỉ ngơi, bố đề nghị cả nhà ăn cơm tiệm một hôm. Mẹ vui vẻ đồng ý và thường chọn món ăn lạ để học cách nấu. Mẹ em rất thích nấu ăn. Em rất tự hào về tài nấu ăn của mẹ. Hằng ngày, nghe lời mẹ chỉ bảo, lớn lên em sẽ cố gắng nấu ăn ngon như mẹ.

Kết quả hình ảnh cho hinh anh cam on ban be

4 từ ngữ:
a) Thể hiện tính cách hay làm việc trái với lòng nhân hậu, yêu thương là: ác độc, độc ác, gian ác, ác gian;

b) Thể hiện tính cách hay làm việc trái với đùm bọc là: chia rẽ, lục đục, riêng rẽ, riêng lẻ.

Trung thực là “chương đầu tiên” trong cuốn sách về sự khôn ngoan” - Thomas Jefferson. Quả đúng như vậy, trung thực là một đức tính quý báu mà bất cứ ai trong cuộc đời cũng đều mong muốn có cho mình. Vậy trung thực là gì? Đó là lối sống ngay thẳng, không bao giờ nói sai sự thật, luôn đứng về lẽ phải, bảo vệ công bằng; trung thực là không dối trá, sống đúng lương tâm mình. Trung thực được thể hiện ở rất nhiều mặt của đời sống. Đó là lúc bạn sai lầm và mạnh dạn nhận lỗi về mình. Trong thi cử chấp nhận điểm kém còn hơn gian lận, quay cóp. Trung thực còn giúp cho chúng ta rất nhiều điều khác trong cuộc sống nữa. Nó giúp ta có được sự tin tưởng, tin yêu của người khác. Trong công việc làm ăn, nếu chúng ta làm ăn trung thực với nhau, không gian dối thì cả hai bên đều có lợi. Nếu mỗi con người là một tấm gương sáng về trung thực thì sẽ tạo nên một xã hội văn minh, công bằng, xã hội ổn định, phát triển. Ta cũng cần phê phán những kẻ gian dối, thiếu trung thực. Những kẻ không trung thực là những kẻ xấu, dễ gây mất niềm tin đối với người xung quanh, khiến ai cũng phải dè chừng. Trong cuộc sống hằng ngày, khi vi phạm lỗi lầm gì thì cố gắng kiếm cớ, nói dối sao cho mình thoát khỏi tội. Đó là những hành vi đê hèn của kẻ không trung thực. Người không trung thực là người không tốt. Vậy nên chúng ta cần đấu tranh loại bỏ thói xấu này ra khỏi xã hội. Tóm lại, trung thực là một đức tính tốt, cao quý rất đáng để cho chúng ta noi theo. Vì thế, ngay từ giờ phút này, hãy chung tay loại bỏ thói dối trá ra khỏi đời sống xã hội, hãy cùng nhau tạo nên một thế giới nơi con người tin tưởng và sống với nhau bình đẳng và bác ái.

16 tháng 10 2021

Bạn tham khảo ạ:

Hôm ấy, em đi chợ mua rau cho mẹ. Hàng cô Loan là hàng rau lớn nhất chợ Hạnh Thông Tây. Cô Loan bán rau củ cả giá bán lẻ và bán buôn nên rất đông khách hàng.

Em chào cô Loan rồi đưa tờ giấy ghi các món rau để cô lựa rau cho mẹ. Một vài món rau em biết chọn, em tự lựa và để vào túi ni-lông chờ cô tính tiền. Em mua không nhiều, chỉ độ hơn hai mươi ngàn tiền rau. Em đưa cô Loan tờ giấy bạc năm mươi nghìn. Cô Loan đếm tiền trả lại. Ơ hay, cô trả lại cho em những hai trăm mười tám ngàn đồng. Có lẽ tờ giấy bạc hai trăm nghìn có màu hơi giống tờ giấy bạc mười nghìn đồng nên cô Loan nhầm lẫn. Em lễ phép thưa:

- Thưa cô, cô trả lại tiền cho cháu nhầm rồi. Cháu chỉ đưa cho cô năm mươi nghìn mà!

Cô Loan cầm số tiền em đưa lại, rối rít:

- May quá, cô cảm ơn con nghen. Con thật thà đáng khen lắm!

Cô Loan trả lại đúng tiền cho em, em vui vẻ ra về.

Trên đường về nhà, lòng em lâng lâng vui lạ. Em vui sướng vì mình đã thật thà không tham lam số tiền cô Loan trả nhầm. Hôm đó, mẹ rất vui khi nghe em thuật lại chuyện.

Chắc mở mắt đó ạ

2 tháng 5 2021

mở mắt

15 tháng 1 2022

Chị em đang làm bài. ⇒ vị ngữ là động từ

Em đang tìm câu trả lời cho bài toán. ⇒ vị ngữ là cụm động từ

15 tháng 1 2022

Vị ngữ là động từ: Hoa đang làm bài

Vị ngữ là cụm động từ: Tôi đang tìm đáp án của câu hỏi này

HT

  1. Rửa tay thường xuyên với dung dịch cồn khử trùng hoặc xà phòng và nước giúp loại bỏ virus trong trường hợp virus có trên tay bạn.
  2. Giữ khoảng cách tối thiểu 1m với người đối diện, đặc biệt với những người hắt hơi, ho và có biểu hiện sốt. Khi một người nhiễm các bệnh về hô hấp, như virus corona, khi ho hoặc hắt hơi, họ sẽ bắn ra nước bọt có chứa virus. Nếu bạn ở quá gần, bạn có thể hít phải virus.
  3. Tránh chạm vào mắt, mũi và miệng bởi tay đã chạm vào nhiều bề mặt có thể bị nhiễm virus. Nếu bạn chạm vào mắt, mũi hay miệng bằng bàn tay đã bị bẩn, virus có thể xâm nhập vào cơ thể bạn.
  4. Nếu bị sốt, ho và khó thở, hãy nhanh chóng tìm đến các cơ sở y tế. Nói rõ với bác sĩ nếu bạn từng du lịch tại Trung Quốc hoặc từng tiếp xúc gần gũi với người từ Trung Quốc trở về và có các triệu chứng về đường hô hấp.
  5. Nếu bạn có các triệu chứng nhẹ về đường hô hấp và không có tiền sử du lịch hoặc ở Trung Quốc, hãy cẩn thận thực hành vệ sinh tay và hô hấp cơ bản và ở nhà cho đến khi phục hồi.
  6. Luyện tập các phương pháp vệ sinh chung khi tới những khu chợ tươi sống, ẩm ướt. Đảm bảo việc rửa tay thường xuyên với xà phòng sau khi chạm vào động vật và các sản phẩm từ động vật; tránh chạm vào mắt, mũi hay miệng bằng tay; tránh tiếp xúc với động vật bị bệnh hoặc sản phẩm từ động vật bị hỏng. Tránh tiếp xúc hoàn toàn với những loài động vật ở chợ như chó mèo hoang, động vật gặm nhấm, chim, dơi,… Tránh tiếp xúc với chất thải động vật hoặc chất lỏng hay cơ sở vật chất của khu chợ có khả năng bị ô nhiễm.
  7. Tránh tiêu thụ các sản phẩm động vật sống hoặc chưa nấu chín. Cẩn thận xử lý thịt, sữa hoặc nội tạng động vật, để tránh lây nhiễm chéo với thực phẩm chưa nấu chín.
11 tháng 3 2020

1. Hạn chế tiếp xúc với những người có dấu hiệu ho, sốt, khó thở.

2. Hạn chế đến chỗ đông người.

3. Rửa tay sau khi ho, sau khi ra ngoài

4. Đeo khẩu trang khi ra ngoài. 

23 tháng 12 2021

Bài 1. Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong các câu sau:

      a) Xa xa, /các bác nông dân /đang nhanh tay gặt lúa.

 b) Sự kiên nhẫn của Trương Bạch/ khiến người dạy nghề cũng phải kinh ngạc.

c) Dưới bóng tre xanh,/ ta/ giữ gìn một nền văn hóa lâu đời.

23 tháng 12 2021

a) -Xa xa: trạng ngữ

- các bác nông dân : chủ ngữ

- đang nhanh tay gặt lúa : vị ngữ

b) - Chủ ngữ: sự kiên nhẫn của Trương Bạch

- Vị ngữ ; khiến người dạy nghề....

c) Trạng ngữ : dưới bóng tre xanh

- chủ ngữ : ta

- vị ngữ: giữ gìn một nền văn hóa lâu đời

27 tháng 8 2018

Vượt qua người thứ hai sẽ có vị trí của người thứ hai

=>Bạn đang ở vị trí thứ 2

27 tháng 8 2018

bn sẽ đứng thứ 2

2 tháng 5 2021

vị trí thứ nhì

2 tháng 5 2021

vị chí thứ nhì

24 tháng 1 2021
Con mèo nhà em đang bắt chuột Chúc bạn học tốt
24 tháng 1 2021
Con mèo nhà em đang bắt chuột