K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 2

có.Nói về một cậu bé tên remi


7 tháng 2

Trong tác phẩm "Không Gia Đình" (Sans Famille) của Hector Malot, nghệ thuật được sử dụng đa dạng và tinh tế để tạo nên một câu chuyện cảm động và ý nghĩa: Miêu tả chi tiết: Malot sử dụng những miêu tả chi tiết để vẽ nên bối cảnh của nước Pháp thời kỳ thế kỷ 19, từ những làng quê yên bình đến những thành phố sôi động. Điều này giúp người đọc dễ dàng hình dung và hòa mình vào thế giới của nhân vật. Xây dựng nhân vật: Các nhân vật trong "Không Gia Đình" đều được xây dựng với chiều sâu tâm lý. Remi, nhân vật chính, được miêu tả với những cảm xúc và suy nghĩ phức tạp, từ niềm vui, nỗi buồn đến sự quyết tâm và lòng kiên trì. Tình tiết ly kỳ và cảm động: Malot kết hợp các tình tiết ly kỳ, bất ngờ với những khoảnh khắc cảm động, khiến người đọc không chỉ hồi hộp theo dõi mà còn xúc động trước sự kiên cường và lòng nhân ái của Remi. Ngôn ngữ giản dị nhưng sâu sắc: Ngôn ngữ trong tác phẩm của Malot giản dị nhưng mang nhiều ý nghĩa sâu sắc, dễ hiểu và chạm đến trái tim người đọc. Chủ đề nhân văn: "Không Gia Đình" khai thác những chủ đề nhân văn như tình yêu thương, lòng dũng cảm, sự kiên nhẫn, và khát vọng tìm kiếm gia đình và hạnh phúc. Tất cả những yếu tố nghệ thuật này kết hợp tạo nên một tác phẩm văn học kinh điển, truyền tải những thông điệp ý nghĩa và để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc.

11 tháng 10 2018

nào chúng ta cùng bay tới google

11 tháng 10 2018

Tóm tắt truyện:

Không gia đình kể chuyện một em bé không cha mẹ, không họ hàng thân thích, đi theo một đoàn xiếc chó, khỉ, rồi cầm đầu đoàn ấy đi lưu lạc khắp nước Pháp, sau đó bị tù ở Anh, cuối cùng tìm thấy mẹ và em. Em bé Rêmi ấy đã lớn lên trong gian khổ. Em đã chung đụng với mọi hạng người, sống khắp mọi nơi, "nơi thì lừa đảo, nơi thì xót thương".

Em đã lao động mà sống, lúc đầu dưới quyền điều khiển của một ông già từng trải và đạo đức, cụ Vitali, về sau thì tự lập và không những lo cho mình, còn bảo đảm việc biểu diễn và sinh sống cho cả một gánh hát rong. Đã có khi em và cả đoàn lang thang mấy hôm liền không có chút gì trong bụng. Đã có khi em suýt chết rét. Đã có khi em bị lụt ngầm chôn trong giếng mỏ mười mấy ngày đêm. Đã có khi em mắc oan bị giải ra trước tòa và bị ở tù.

Và cũng có khi em được nuôi nấng đàng hoàng, no ấm. Nhưng dù ở đâu, trong cảnh ngộ nào, em vẫn noi theo nếp rèn dạy của ông già Vitali giữ phẩm chất làm người, nghĩa là ngay thẳng, gan dạ, tự trọng, thương người, ham lao động, không ngửa tay xin xỏ, không dối trá, gian giảo, nhớ ơn nghĩa, luôn luôn muốn làm người có ích...

chúc bn hok tốt

21 tháng 2 2021

104 đúng chứ bạn ;))

10 tháng 1 2022

Tham Khảo 
 

Biện pháp tụ từ trong bài thơ là : nhân hóa

Tác dụng ở đây , tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hóa " buồn , đọng " thể hiện nổi buồn thê lương của ông . chút lưu luyến , thương tiết cuối cùng của lòng người cũng không có , khiến cảnh tựng nơi ông đồ ngồi viết trở nên thê lương , ẩm đạm vô cùng . những người đồng điệu yêu thích thư pháp này còn đâu để bút nguyên mực tươi rói , thơm phức mùa xuân nào , nay chỉ còn phủ lên lớp bụi thời gian - nổi buồn nhân thế
Phân tích : hai câu thơ được trích trong bài thơ ngụ ngôn " ông đồ " của nhà thơ vũ đình liên.

Giấy đỏ buồn không thấm

Mực đọng trong nguyên sầu

12 tháng 7 2023

a,   bptt được sử dụng trong hai câu thơ là:nhân hóa ở hình ảnh giấy, mực biết buồn giống như là con người 

b, sức hấp dẫn của hai câu thơ được tạo nên bởi việc sử dụng thành công biện pháp tu từ nhân hóa. Qua đó khắc họa hình ảnh ông đồ thời tàn lụi,khiến cho hình ảnh ông đồ hiện lên cụ thể, đầy đủ và rõ ràng, đó chính là hình ảnh ông đồ thời tràn đầy cô đơn, thê lương buồn bã và bẽ bàng thậm chí còn lan sang cảnh vật xung quanh như giấy mực, nghiên .với bptt nhân hóa tác giả đã gửi gắm sự sót xa, thương tiếc cho một lớp người đang tàn tạ, ngoài ra bptt nhân hóa còn góp phần làm tăng sức gợi hình gợi cảm cho hai câu thơ khiến cho hình ảnh ông đồ hiện lên hấp dẫn,ấn tượng và thú vị, khiến hai câu thơ trở nên hay hơn, lôi cuốn hơn

Mọi người góp ý giúp mình nhé 

28 tháng 8 2016
  • Giải thích sơ lược tinh thần đoạn văn của Nguyễn Đình Thi:
    • Nội dung của một tác phẩm nghệ thuật là hiện thực cuộc sống và những khám phá, phát hiện riêng của người nghệ sĩ.
    • Những khám phá, phát hiện ấy chính là điều mới mẻ góp phần quan trọng tạo nên giá trị của một tác phẩm nghệ thuật và mang theo thông điệp của người nghệ sĩ.
  • "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" của Phạm Tiến Duật đã thể hiện được "điều mới mẻ" và "lời nhắn nhủ" của riêng nhà thơ trên cơ sở "vật liệu mượn ở thực tại".
    • "Vật liệu mượn ở thực tại" trong tác phẩm là hiện thực cuộc kháng chiến chống Mĩ với nhiều khó khăn, gian khổ và tinh thần chiến đấu, đời sống tình cảm của những người lính trên tuyến đường Trường Sơn
    • Điều mới mẻ:
      • Nhà thơ đã khám phá ra vẻ đẹp riêng của những người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn trong thời kì kháng chiến chống Mĩ từ chính những khó khăc, gian khổ của hiện thực:
        • Phong thái ung dung, tự tin và tinh thần dũng cảm, hiên ngang, bất chấp bom đạn, coi thường gian khổ, hiểm nguy, luôn hướng về phía trước.
        • Tâm hồn trẻ trung, sôi nổi, nét tinh nghịch đáng yêu của những người lính trẻ; niềm lạc quan phơi phới vượt lên hiện thực khốc liệt của chiến tranh.
        • Trong gian khổ, tình đồng chí, đồng đội được thể hiện cũng thật vô tư, tinh nghịch mà chân thành.
        • Trái tim mang tình yêu Tổ quốc là sức mạnh thôi thúc tinh thần, ý chí quyết tâm chiến đấu vì miền Nam, tình yêu đó mạnh hơn tất cả đạn bom, cái chết.

(so sánh với hình ảnh người lính trong thời kì chống Pháp)

=> Vẻ đẹp của họ có sự kết hợp hài hòa, tự nhiên giữa cái vĩ đại phi thường với cái giản dị đời thường

    • Điều mới mẻ thể hiện trong nghệ thuật của bài thơ: nhan đề lạ, sáng tạo ra một hình ảnh thơ độc đáo, giọng điệu và ngôn ngữ thơ rất đặc sắc, rất gần vời lời nói thường ngày, đậm chất văn xuôi; sự đối lập giữa cái không và cái có... để thể hiện chân thực và sinh động vẻ đẹp của những người lính.
  • Lời nhắn nhủ (Đây cũng là tư tưởng chủ đề của tác phẩm): hình ảnh những người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn thời chống Mĩ mãi là biểu tượng đẹp của chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam. Họ chính là những con người đã góp phần làm nên những trang sử vẻ vang của dân tộc, sức mạnh và tinh thần chiến đấu của họ đã khẳng định một chân lí của thời đại: sức mạnh tinh thần có thể chiến thắng sức mạnh vật chất.
28 tháng 10 2018

Đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 9 năm học 2014 - 2015 trường THCS Xuân Dương, Hà Nội - Đề thi học sinh giỏi lớp 9 môn Văn có đáp án - VnDoc.com

20 tháng 10 2016

1. Ý nghĩa: - là 1 kiệt tác

- cứu sống dk 1 co người

- được vẽ trong hoàn cảnh đặc biệt ( gió bão to, đêm lạnh buốt)

- dồn tình cảm yêu thương của cụ Bơ-men dành cho G

2.

sự có mặt của yếu tố bất ngờ, ngẫu nhiên theo hướng đảo ngược tình huống. Với thủ pháp nghệ thuật này, O.Henry đã để lại cho đời Chiếc lá xanh - chiếc lá gieo mầm cho sự sống được vẽ bằng trái tim và tình yêu thương của con người. Có lẽ cũng vì vậy mà “Chiếc lá cuối cùng” đã trở thành một trong những câu chuyện hay nhất về vẻ đẹp của tình thương yêu giữa con người với con người mà O.Henry muốn gửi gắm tới độc giả.

Tìm hiểu các tác phẩm khác của O.Henry, ta thấy tác giả rất tài hoa trong việc sử dụng các yếu tố bất ngờ, ngẫu nhiên cho dù truyện có thể đề cập đến bất cứ lĩnh vực nào của cuộc sống xã hội. Chính yếu tố bất ngờ, ngẫu nhiên theo hướng đảo ngược tình huống đã làm cho những câu chuyện của nhà văn trở nên hấp dẫn, lý thú.

3. Qua bài " cô bé bán diêm" cho e thấy vẻ đẹp bên trong tâm hồn ngây thơ trong sáng của cô bé. Cô mong ước dk sống vui vẻ và hạnh phúc bên gđ của mk, ( mk mới pk z hoy nha bạn )

4. ( k piết đúng k nha bạn )

ý nghĩa của hình ảnh ngọn lửa cho thấy khát vọng dk sống hạh phúc bên bà mẹ và tổ ấm gđ. 1 cuộc sông hạnh phúc vĩnh hằng bên bà và mẹ

 

 

CHÚC BẠN HỌC TỐT. CÓ LẼ 1 SỐ PHẦN KHÔNG ĐÚNG ĐÂU Ạ hihihihi

20 tháng 10 2016

1)

Như vậy kiệt tác “chiếc lá cuối cùng” của cụ Bơ men chính là một hình ảnh, một minh chứng cho sự sáng tạo không ngừng của O hen ri cũng như những người làm nghệ thuật. Kiệt tác ấy giàu giá trị nhân văn, mang đến cho người đọc nhiều cảm xúc khó quên.Gấp trang sách lại nhưng hình ảnh bức tranh đó còn neo đậu mãi, nhắc nhở chúng ta về nhân sinh trong đời sống. Đó là một triết lí rất đẹp.

 

8 tháng 12 2016

Em đồng ý với ý kiến này
Vì :
Căn bệnh của giôn - xi tuy khoa học đã ko thể cứu chữa nhưng một phần cũng do tinh thần của giôn-xi bi quan ,mất hết nghị lực sống. Đó cũng là lí do mà bệnh tình của cô ngày càng trầm trọng. Cô buông xuôi tất cả và tin vào những điều viễn vông phó mặc số phận của mình rằng khi nào chiếc lá cuối cùng đó rụng xuống thì cô cũng lìa đời . Nhưng sau đêm mưa gió ấy chiếc lá cuối cùng ấy vẫn ở trên cành làm cho giôn-xi hết sức ngạc nhiên và thay đổi suy nghĩ của mk. Cô cảm thấy sấu hổ trước những suy nghĩ bi quan của mk. Một chiếc lá nhỏ nhoi nhưng chứa đựng một sức sống bền bỉ, mãnh liệt trái ngược lại với giôn-xi yếu đuối buông xuôi. Nhờ sự gan góc của chiếc lá, bám trụ lấy cuộc sống ,chống trọi kiên cường với thiên nhiên khắc nhiệt đã khiến cho giôn -xi đc hồi sinh: mong muốn đc sống,khao khát đc sống và quyết tâm sống
Trên đây chỉ là suy nghĩ của mk thôi . Mk ko chắc là những suy nghĩ này là đúng đâu nha, vì vậy bạn hãy đọc rồi góp ý cho mk nha!hihi

7 tháng 10 2016

Có vì cụ Bơ-men vì muốn Giôn-xi sống đã bất chấp tuổi già và gió rét để vẽ cho được bức tranh. Vì thế, cụ kiệt sức mà qua đời. Còn Giôn-xi, nhờ được xem bức tranh của cụ Bơ-men  vẽ (mà cô tưởng là cảnh thực), nên đã lần hồi vượt qua được cơn đau, qua cơn hấp hối mà sống lại.

 
25 tháng 2 2021

Tham khảo:

Cách sử dụng từ ngữ phong phú, giàu sức biểu cảm diễn tả tâm trạng của hổ một cách chi tiết.

Sử dụng bút pháp lãng mạn, với nhiều biện pháp nghệ thuật như nhân hóa, đối lập, phóng đại, sử dụng từ ngữ gợi hình, giàu sức biểu cảm.

Xây dựng hình tượng nghệ thuật có nhiều tầng ý nghĩa.

Hình ảnh thơ giàu chất tạo hình

 

Cho đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:  Huống chi ta cùng các ngươi sinh phải thời loạn lạc, lớn gặp buổi gian nan. Ngó thấy sứ giặc đi lại nghênh ngang ngoài đường, uốn lưỡi  cú diều mà sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt tể phụ, thác mệnh Hốt Tất Liệt mà đòi ngọc lụa, để thỏa lòng tham không cùng, giả hiệu Vân Nam Vương mà thu bạc vàng, để vét của kho có hạn....
Đọc tiếp

Cho đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

  Huống chi ta cùng các ngươi sinh phải thời loạn lạc, lớn gặp buổi gian nan. Ngó thấy sứ giặc đi lại nghênh ngang ngoài đường, uốn lưỡi  cú diều mà sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt tể phụ, thác mệnh Hốt Tất Liệt mà đòi ngọc lụa, để thỏa lòng tham không cùng, giả hiệu Vân Nam Vương mà thu bạc vàng, để vét của kho có hạn. Thật khác nào như đem thịt mà nuôi hổ đói, sao cho khỏi tai vạ về sau!

a,Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Do ai sáng tác?

b,Tác phẩm được viết trong hoàn cảnh nào? Mục đích của tác giả khi viết tác phẩm đó?

c,Trình bày nội dung chính của đoạn và nêu biện pháp nghệ thuật tiêu biểu được sử dụng trong đoạn văn trên.

1
24 tháng 5 2020

a)-Đoạn văn trên trích trong văn bản ''Hịch tướng sĩ'' của Trần Quốc Tuấn

b)-Hoàn cảnh ra đời: Khi giặc Nguyên- Mông có ý định xâm chiếm nước ta lần nữa. Khi này quân ta vừa thắng nên chủ quan, quân lính bắt đầu lơ là việc hệ trọng, chuẩn bị an tâm tĩnh dưỡng. rong chiến thắng

-Mục đích : kêu gọi binh lính luôn phải thận trọng, không được lơ là việc luyện tập, học cuốn " Binh thư yếu lược", không được ngủ quên trong chiến thắng.

c)-Nội dung :tình cảnh loạn lạc , gian nan của đất nước ta trong tình hình đất nước nội bộ lẫn ngoại bộ.

   - BPNT : Liệt kê :Ngó thấy sứ giặc đi lại nghênh ngang ngoài đường, uốn lưỡi  cú diều mà sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt tể phụ, thác mệnh Hốt Tất Liệt mà đòi ngọc lụa, để thỏa lòng tham không cùng, giả hiệu Vân Nam Vương mà thu bạc vàng, để vét của kho có hạn.