Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
![](/images/avt/0.png?1311)
Không mâu thuẫn.
Vì xét trên cách nhìn nhận đúng bao quát nghĩa của câu tục ngữ. Ta có thể giải thích:
- Câu đầu nói đến việc quan trọng người thân hơn người lạ.
- Câu sau nói đến việc anh em ở xa (xa mặt cách lòng, ít giao tiếp, gần gũi) thì mình không cần thể hiện sự quan tâm thái quá mà thay vào đó người láng giềng gần (luôn tối tắt đèn có nhau, giúp đỡ nhau) thì mình cần quan tâm hơn.
Trong xã hội hiện nay, ý nghĩa của 2 câu trên vẫn luôn đúng.
![](/images/avt/0.png?1311)
a. Câu tục ngữ trên thuộc nhóm tục ngữ về xã hội.
b. Nghĩa đen: khi ăn quả chín phải biết nhớ ơn người trồng.
Nghĩa bóng: nhắc nhở con người phải có lòng biết ơn với những người đã có công giúp đỡ, nuôi dạy mình.
c. Chứng minh câu tục ngữ chính là chứng minh lòng biết ơn là phẩm chất đạo lí truyền thống, tốt đẹp của dân tộc.
![](/images/avt/0.png?1311)
- Câu tục ngữ không phủ nhận tình cảm anh em, đề cao tình nghĩa láng giềng. Ý nghĩa của câu tục ngữ là nêu lên cách ứng xử và khẳng định mối quan hệ giữa anh em (gia đình) với láng giềng (xã hội).
- Câu tục ngữ nói lên sự gần gũi, đoàn kết tương trợ lẫn nhau trong hoàn cảnh khó khăn. Những lúc ta gặp khó khăn, “anh em xa” sẽ không bằng “láng giềng gần”. Vì vậy, có thể khẳng định nội dung câu tục ngữ khẳng định đạo lí làm người, tình nghĩa ở đời phù hợp với đạo lí. Do đó em không đồng ý với ý kiến trên.
![](/images/avt/0.png?1311)
“Rừng vàng biển bạc” là câu tục ngữ mà cha ông ta dùng để ca ngợi sự giàu có của thiên nhiên. Rừng có vai trò vô cùng quan trọng đối với cuộc sống của mỗi chúng ta. Bởi vậy bảo vệ rừng chính là chúng ta đang bảo vệ, giữ gìn lấy cuộc sống của mình.
Rừng ở đây được hiểu là một quần thể cây cối sinh sống, nảy nở trên một vùng đất rộng lớn, cao hơn so với đồng bằng. Rừng được trồng nhiều loại cây, có thể cây lấy gỗ hoặc cây che bóng mát. Ở Việt Nam, diện tích đồi núi chiếm ¾ so với mặt bằng chung, vì vậy có thể nói nước ta rất đa dạng và phong phú về nguồn tài nguyên rừng.
Chứng minh rằng bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chúng ta
Rừng vẫn được xem là nguồn tài nguyên thiên nhiên lưu trữ một lượng gỗ lớn của đất nước cũng như giúp ngăn ngừa các hiện tượng của tự nhiên như thiên tai, bão lũ, sạt lở đất, cát lấn.
Hằng ngày chúng ta hít vào khí O2 và thải ra khí CO2. Và nơi cung cấp khí O2 chính là cây xanh. Cây xanh giúp lọc khí bẩn, điều hòa môi trường, mang lại sự trong lành cho con người. Bởi vậy mới có câu nói “Rừng là lá phổi xanh của nhân loại”. Đúng vậy khu rừng có màu xanh để điểu hòa, thanh lọc không khí độc hại, giúp đảm bảo sức khỏe của con người không bị suy giảm.
Rừng được tạo nên từ cây, hàng nghìn, hàng vạn cây mọc san sát nhau. Lượng khí O2 mà rừng cung cấp hằng năm nhiều khi chưa đủ cho loài người. Tuy nhiên khi rừng vẫn được bảo vệ thì cuộc sống con người vẫn được bảo vệ.
Thực trạng thiên tai hằng năm diễn ra ở nước ta rất nhiều như bão lũ, sạt lở đất, cát lấn. Nếu không có hệ thống rừng phòng hộ, rừng ngập mặn được chăm sóc hằng năm thì liệu rằng con số thiệt hại do thiên tai mang đến không dừng lại ở mức đã thống kê. Nhờ có rừng mà ngăn chặn được dòng nước lũ, ngăn chặn cát xâm chiếm đồng bằng. Có thể nói rừng chính là bùa hộ mệnh, giúp cho đời sống con người luôn được bình an.
Hằng năm, lượng gỗ mà rừng cung cấp không đếm hết. Sản lượng gỗ quý ngày càng gia tăng, giúp tạo ra nhiều sản phẩm mỹ nghệ, điêu khắc tinh xảo, tuyệt đẹp. Hơn hết rừng còn là nơi trú ngụ, sinh sống của các loài động vật hoang dã. Chúng xem rừng chính là ngôi nhà bình yên nhất,
Rừng có vai trò vô cùng quan trọng đối với đời sống mỗi người nhưng hiện nay tình trạng rừng xuống cấp, cháy rừng, đốt rừng làm nương rẫy, phá rừng đang diễn ra ngày càng trầm trọng. Chính những hành động này đã dẫn đến việc rừng bị suy thoái. Có thể rất nhiều người không lường trước được hậu quả nặng nề khi phá rừng bừa bãi như vậy.
Trái đất đang ngày càng nóng lên, băng tan ra, cát tặc xâm lấn đã gây ra bao nhiêu bất an cho con người. Nếu như ý thức của người dân về bảo vệ rừng không được nâng cao thì chắc chắn sẽ còn nhiều thiệt hại lớn hơn nữa.
Vào mùa khô, tình trạng cháy rừng diễn ra tràn lan khiến cho tài nguyên gỗ bị mất đi rất nhiều, dẫn đến hiện tượng xói mòn đất, phủ xanh đồi trọc đang dần bị mất đi. Bởi vậy ý thức của mỗi người về bảo vệ rừng cần thiết phải được nâng cao. Đó cũng chính là trách nhiệm của chúng ta, để bảo vệ chính chúng ta.
Như vậy, bảo vệ rừng, xây dựng và phát rừng hiện nay đang là một bài toán cấp bách cho các cơ quan chức năng cũng như của người dân đang rất nan giải. Mỗi người cần thiết phải xây dựng cho mình ý thức bảo vệ rừng, cũng như là đang bảo vệ chính cuộc sống của mình
Câu tục ngữ "Nói người, chẳng nghĩ đến ta/ Thử sờ lên gáy, xem xa hay gần" chứa đựng một bài học sâu sắc về cách ứng xử và tự nhận thức. Nó khuyên nhủ chúng ta rằng, trước khi vội vàng phán xét, chê bai người khác, hãy dành thời gian nhìn nhận lại bản thân mình. Việc "nói người" - tức là nhận xét, đánh giá người khác - rất dễ dàng, nhưng đôi khi chúng ta lại quên mất việc "nghĩ đến ta" - tức là xem xét lại chính mình. Câu tục ngữ sử dụng hình ảnh "sờ lên gáy" - một hành động tượng trưng cho việc tự kiểm điểm, bởi gáy là phần khuất, khó nhìn thấy trực tiếp, giống như những lỗi lầm, thiếu sót mà bản thân ta khó nhận ra. "Xem xa hay gần" ý chỉ việc so sánh, đối chiếu những lỗi lầm của người khác (xa) với những lỗi lầm của chính mình (gần). Câu tục ngữ nhắc nhở chúng ta rằng, mỗi người đều có những điểm mạnh, điểm yếu, không ai là hoàn hảo. Thay vì chỉ chăm chăm vào việc "nói người", hãy dành thời gian "sờ lên gáy", tự nhìn nhận, đánh giá bản thân một cách khách quan, công bằng. Từ đó, ta sẽ có cái nhìn bao dung hơn đối với người khác, đồng thời có động lực để không ngừng hoàn thiện bản thân mình.