Tài liệu liên quan
Nội dung tài liệu
1. Sự ra đời Vương triều Mạc
- Đến đầu thế kỉ XVI, nhà Lê lâm vào khủng hoảng, suy thoái.
+ Các phe phái phong kiến xung đột, tranh chấp quyết liệt với nhau.
+ Các cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra chống lại triều đình.
- Mạc Đăng Dung là một võ quan trong triều đã dần thâu tóm quyền hành.
- 1527, Mạc Đăng Dung ép vua Lê nhường ngôi, lập ra triều Mạc và thực hiện một số chính sách về KT, CT, XH nhằm ổn định, phát triển đất nước.
2. Xung đột Nam – Bắc triều
* Nguyên nhân:
+ Do mâu thuẫn giữa nhà Mạc và nhà Lê --> xung đột bùng nổ.
*Diễn biến:
+ Đánh nhau triền miên hơn 60 năm.
-1592 Nam Triều chiếm Thăng Long nhà Mạc rút lên Cao Bằng, xung đột kết thúc.
*Hậu quả:
- Đất nước bị chia cắt.
- Gây tổn thất lớn về người và của: làng mạc bị tàn phá, đời sống nhân dân khốn cùng, nhiều gia đình phải li tán.
- Kinh tế bị tàn phá: sản xuất bị đình trệ, trao đổi buôn bán giữa các vùng gặp nhiều khó khăn.
* Tính chất: Đây là cuộc chiến tranh phi nghĩa.
3. Xung đột Trịnh - Nguyễn
- Nguyên nhân bùng nổ: Mâu thuẫn giữa hai dòng họ dần được bộc lộ và ngày càng trở nên gay gắt. Cuộc chiến tranh giữa hai thế lực Trịnh – Nguyễn bùng nổ và kéo dài trong gần nửa thế kỉ (1627 – 1672).
- Hậu quả: Đất nước bị chia cắt thành Đàng Trong và Đàng Ngoài; Gây ra nhiều đau thương và tổn thất cho nhân dân, tổn hại đến sự phát triển chung của quốc gia – dân tộc